Qq288

Nghiên cứu động vật để bảo vệ con ngườ trực tiếp hôm nay

【trực tiếp hôm nay】Tiến sĩ trẻ sống trong rừng để nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu động vật để bảo vệ con người

Ở tuổi 32,ếnsĩtrẻsốngtrongrừngđểnghiêncứukhoahọtrực tiếp hôm nay tiến sĩ Ngô Ngọc Hải đã có 36 bài báo được công bố trên các tạp chí khoa học uy tín trong nước và quốc tế. Các bài báo khoa học của anh phần lớn là nghiên cứu về động vật hoang dã nhằm đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường. Một trong các đề tài được anh tâm đắc nhất là "Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tới các loài động vật nói chung và nhóm các loài bò sát nói riêng, dựa trên các mô hình thuật toán dự đoán".

Tiến sĩ trẻ sống trong rừng để nghiên cứu khoa học - Ảnh 1.

TS Ngô Ngọc Hải hiện là nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu hệ gien (Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ VN)

NVCC

Anh Hải cho biết nghiên cứu này phân tích đánh giá về mối quan hệ di truyền, nghiên cứu giải thích được nguồn gốc tiến hóa về địa lý, sinh thái, khí hậu và xác định được các nhóm loài dễ tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu; từ đó, đề xuất các biện pháp và khoanh vùng ưu tiên bảo tồn tại VN.

Trong đề tài nghiên cứu, anh Hải lựa chọn đối tượng chính là các loài thạch sùng mí. Theo anh Hải, thạch sùng mí là động vật hoang dã bị săn bắt, mua bán với số lượng lớn để nuôi làm cảnh và ngâm rượu. Việc này diễn ra từ thập niên 1990 đến nay, khiến cho chúng có nguy cơ tuyệt chủng. Ngoài ra, do tiến hóa và thích nghi với môi trường hệ sinh thái núi đá vôi nên các loài thạch sùng mí đang bị đe dọa rất lớn bởi mất đi sinh cảnh sống, do núi đá vôi ở VN đang bị khai thác mạnh mẽ để làm vật liệu xây dựng.

Theo anh Hải, núi đá vôi là hệ sinh thái rất khác biệt so với hệ sinh thái khác do địa hình bị chia cắt, môi trường phân hóa với các điều kiện tiểu khí hậu riêng biệt, tạo nên sự đa dạng sinh học với rất nhiều loài đặc hữu và nhiều loài mới tiềm ẩn chưa được khám phá. Vì vậy, hệ sinh thái núi đá vôi có vai trò rất quan trọng trong nghiên cứu đa dạng sinh học. Việc khai thác đá vôi vô tình phá hủy sinh cảnh của rất nhiều loài sinh vật, trong đó có các loài quý hiếm như thạch sùng mí.

Nói về ý nghĩa của việc bảo vệ các động vật hoang dã và môi trường sống của các loài động vật này, anh Hải cho biết đó là để cân bằng môi trường sinh thái, đồng thời gián tiếp bảo vệ sự sống của con người. Theo vị tiến sĩ trẻ, động vật hoang dã là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, góp phần quan trọng trong việc tạo nên sự cân bằng sinh thái, bảo đảm môi trường sống trong lành cho con người.

"Nếu bị mất cân bằng sẽ gây ra những hậu quả khó lường, môi trường sống của con người sẽ bị đe dọa. Ví dụ, thời gian qua, rất nhiều người bị rắn lục cắn. Đó có thể là hệ quả của việc môi trường bị phá hủy, không còn nơi sinh sống và nguồn thức ăn, khiến loài rắn lục đuôi đỏ phải di chuyển tiến sát tới khu vực gần dân cư và tấn công con người", anh Hải nêu ví dụ.

Nằm rừng hàng tháng để nghiên cứu

Nói về niềm đam mê nghiên cứu động vật hoang dã, anh Hải cho biết mình có tình yêu với động vật từ nhỏ và thích khám phá về môi trường tự nhiên. Sau khi tốt nghiệp ngành khoa học môi trường, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội), chàng trai quê Hải Dương tiếp tục sang Đức học tập và nghiên cứu khoa học.

Tiến sĩ trẻ sống trong rừng để nghiên cứu khoa học - Ảnh 2.

Để nghiên cứu khoa học, TS Ngô Ngọc Hải phải lặn lội vào rừng sâu và đối mặt với nhiều nguy hiểm

NVCC

Tốt nghiệp tiến sĩ, anh về nước theo đuổi đam mê nghiên cứu động vật hoang dã. "Từ những nghiên cứu của mình, chúng tôi có thể đưa ra những bằng chứng thuyết phục và đề xuất khuyến nghị để các cơ quan chức năng có những biện pháp mạnh mẽ hơn trong bảo vệ động vật hoang dã và bảo vệ môi trường sinh thái", anh Hải nói.

Để nghiên cứu, vị tiến sĩ trẻ đã vượt qua rất nhiều khó khăn và đối mặt với nhiều nguy hiểm do phải thường xuyên đi đến những vùng rừng núi xa xôi, hiểm trở. Những chuyến đi thường kéo dài, có khi mất cả tháng ở trong rừng. "Tất cả mọi sinh hoạt, ăn uống đều ở trong rừng, dưới những tấm lều bạt được căng ra để che mưa nắng. Có khu vực chúng tôi đi cả tháng trời. Cứ về 1 - 2 ngày, hôm sau chúng tôi lại hành quân", anh kể.

Khi ở trong rừng, thiên tai có thể đến bất cứ lúc nào. Việc đặt lều bạt ở nơi gần con suối thì tiện cho việc sinh hoạt, đun nấu, nhưng bất thình lình có thể lũ về thì rất nguy hiểm. "Có những lần lúc chúng tôi đi thì suối cạn, nhưng khi về thì lũ kéo đến, nước chảy xiết. Chúng tôi phải trèo qua 2 quả đồi với những vách đá cheo leo, nguy hiểm mới thoát nạn", anh Hải nhớ lại.

Dù khó khăn nhưng động lực thôi thúc anh chính là giá trị mang tới cho cộng đồng, định hướng bảo vệ đa dạng sinh học và phát triển bền vững. "Tôi luôn muốn nỗ lực hết mình lan tỏa được đam mê của bản thân cho những người xung quanh, để mọi người cùng chung tay bảo vệ các động vật hoang dã, cũng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta", anh chia sẻ.

Tiến sĩ trẻ sống trong rừng để nghiên cứu khoa học - Ảnh 3.

TS Ngô Ngọc Hải nghiên cứu về các loại thạch sùng mí

NVCC

 

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap